Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI PHÁ DỠ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

 Các nguy cơ tai nạn trong công tác phá dỡ công trình:
- Kết cấu công trình đổ, đè
- Ngã té cao khi thi công phá dỡ
- Tai nạn do xe máy thi công
- Nguy cơ tai nạn điện do nguồn điện của chính công trình phá, dỡ, nguồn điện của máy thi công, công trình gần đường dây điện cao thế.
 Các biện pháp an toàn:
 - Trước khi tháo dỡ công trình phải tiến hành khảo sát đánh giá đúng tình trạng của nền móng, tường cột, dầm, sàn trần và các kết cấu khác của công trình. Kết quả khảo sát phải lập thành văn bản để làm căn cứ thiết kế thi công.
 - Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điện nếu đảm bảo an toàn mới sử dụng. Trong trường hợp không xử lý được phải cắt bỏ hệ thống cũ thay bằng đường dây điện mới để phục vụ thi công.
- Có biện pháp chống đỡ các kết cấu có khả năng sụp đổ bất ngờ khi tháo dỡ công trình hoặc tháo các bộ phận có liên quan đến kết cấu đó.
- Khu vực tháo dỡ phải có rào ngăn và biển cấm người và xe cộ qua lại, ban đêm phải có đèn đỏ báo hiệu. Khi cần thiết phải có người cảnh giới giám sát an toàn công việc phá dỡ.
Không đ­ược lắp dựng, tháo dỡ hoặc làm việc trên giàn giáo khi thời tiết xấu như­ có giông tố, trời tối, m­ưa to, gió mạnh từ cấp 5 trở lên.
- Giàn giáo và phụ kiện không đ­ược dùng ở những nơi có hóa chất ăn mòn và phải có các biện pháp bảo vệ thích hợp cho giàn giáo không bị hủy hoại theo chỉ dẫn của nhà chế tạo.
- Tháo dỡ giàn giáo phải tiến hành theo chỉ dẫn của thiết kế hoặc nhà chế tạo và bắt đầu từ đỉnh giàn giáo:
- Các bộ phận và liên kết đã tháo rời phải hạ xuống an toàn, không để rơi tự do. Phải duy trì sự ổn định của phần giàn giáo ch­ưa tháo dỡ cho đến khi tháo xong.
- Trong khu vực đang tháo dỡ, phải có rào ngăn, biển cấm ng­ười và ph­ương tiện qua lại. Không tháo dỡ giàn giáo bằng cách giật đổ.
- Khi lắp dựng, sử dụng hay tháo dỡ giàn giáo ở gần đư­ờng dây tải điện (< 5m, kể cả đ­ường dây hạ thế) cần phải có biện pháp đảm bảo an toàn về điện cho công nhân và phải đư­ợc sự đồng ý của cơ quan quản lý điện và đ­ường dây (ngắt điện khi dựng lắp, l­ưới che chắn...).

- Cấm tháo dỡ công trình trong các trường hợp sau:
  • Khi có gió từ cấp 5 trở lên;
  • Ở hai hoặc nhiều tầng cùng một lúc trên cùng một phương thẳng đứng;
  • Khi đang có người làm việc ở trên dưới khu vực đang tháo dỡ mà chưa có biện pháp che chắn an toàn.
- Cấm giật đổ tường trên sàn
- Cấm phà ống khói, tường gạch bằng cách đục ở chân tường.
- Khi cắt các kết cấu của công trình ra từng phần nhỏ phải có biện pháp đề phòng những bộ phận còn lại bị sập bất ngờ đồng thời phải có biện pháp phóng tránh các bộ phận kết cấu bị cắt rời văng vào người.
- Tháo dỡ ô văng hoặc các bộ phận cheo leo phải giàn giáo, trường hợp đứng trên các bộ phận kết cấu khác của công trình để tháo dỡ phải có biện pháp đảm bảo an toàn.
- Tháo dỡ công trình bằng cơ giới phải cấm mọi người vào các lối đi lại của máy và dọc 2 bên đường cáp kéo.
- Máy hoặc thiết bị dùng để tháo dở công trình phải đặt ngoài phạm vi sập lỡ công trình.
- Khi sửa chữa các bộ phận ở trên sàn tầng phải lót kín hoặc rào chắn các lỗ hỗng ở sàn, phải làm lan can chắn giữa các khoang trống.
- Trước khi xây cao thêm các công trình hoặc lắp dụng thêm cấc kiện vào các bộ phận công trình làm tăng thêm tải trọng của các bộ phận công trình phải kiểm tra lại toàn bộ các bộ phận công trình có liên quan.
Ghi nhớ:
- Công tác chuẩn bị cho công việc phá dỡ công trình phải thực hiện chu đáo, cần khảo sát, lập phương án, biện pháp an toàn thi công đúng và đầy đủ, hướng dẫn cụ thể, ti mi các biện pháp an toàn phá dỡ cho người lao động.

- Thường xuyên giám sát theo dõi công việc tháo dỡ, kịp thời phát hiện những sự kiện phát sinh để điều chỉnh bổ sung biện pháp an toàn thi công.

Vụ tai nạn lao động điển hình
Vụ thứ 1: Vào lúc 9 giờ 15 phút ngày 18/4/2005 tại công trình sửa chữa và cải tạo Trường trung học phổ thông tư thục A-C phường 2, quận Tân Bình, đã xảy ra vụ tai nạn làm chết một công nhân N.X.H
Diễn biến: Vào buổi sáng ngày 18/4/2005 các công nhân tập trung tại công trường lúc 7 giờ 30 phút, sau đó ông R, sinh năm 1971, là cai phụ trách điều động nhân công, phân công cho công nhân H đập hộp gen bao che đường ống thoát nước tại hành lang tầng trệt của công trình. Công nhân H được ông R cấp cho 1 cây búa (nặng khoảng 1 kg), đục và hướng dẫn sử dụng giàn giáo để làm việc. Đến khoảng 9 giờ 15’, các công nhân đang làm việc tại tầng trệt nghe tiếng đổ gạch, bêtông và phát hiện công nhân H bị 1 cây đà bê tông đè lên người
Nguyên nhân:
- Không có quy trình, phương án an toàn thi công phá dỡ kết cấu công trình; không có biện pháp chống đỡ và tháo dỡ cây đà bê tông khi thi công đập phá kết cấu vách hộp đen làm gỗ ngã thanh đà bê tông gây tai nạn lao động.
- Công nhân sử dụng khung thép giàn giáo làm thang tựa để làm việc không đảm bảo an toàn.
Vụ thứ 2: Vào lúc 16 giờ 00 phút, ngày 06/5/2004 tại công trình phá dỡ nhà phơi khuôn kẽm – Công ty giấy L.S phường 12 quận 6 đã xảy ra vụ tai nạn lao động làm chết một công nhân M.V.Th.
Tóm tắt diễn biến: Vào chiều ngày 06/5/2004 ông Ng.V.Ơ Đội trưởng đội thi công cử nhóm công nhân gồm 3 người: M.V.TH, T.X và TH.V.C trong đó M.V.Th là thợ chính có trách nhiệm hướng dẫn chỉ huy các công nhân tiến hành đập phá tường nhà. Quy trình phá dỡ được Ông Ơ phổ biến là đập tường từ trên xuống. Công nhân Th thống nhất với nhóm là đập phần chân và xô ngã tường. Sauk hi đập 03 đoạn phần chân tường ba công nhân dùng cây để xô ngã bức tường. Trong lúc xô tường, cây chống của Th bị chạy trượt ra khỏi tường, tường đổ ngược lại thấy vậy công nhân C hô Th chạy ra. Khi nghe C hô công nhân Th chạy lùi ra sau bị tường đổ đè vào người Th gây tai nạn.

Nguyên nhân: Công nhân vi phạm quy trình phá vỡ tường cũ để tường đổ đè. Vi phạm quy định thi công của nhà thầu, vi phạm điều 23-14 “Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng”.